FCL và LCL là gì? Tất tần tật thông tin về FCL và LCL

Mục Lục:

Bạn đã nghe nói đến FCL LCL là gì chưa? Câu hỏi này có lẽ khá cơ bản đối với những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải. Nhưng với những ai mới tham gia hoặc không làm trong ngành này, thuật ngữ FLC, LCL còn khá xa lạ với họ. Trong bài viết này, PT Transport sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin khái quát nhất về khái niệm FCLLCL là gì và sự khác nhau của chúng.

FCL và LCL
FCL và LCL

FCL là gì? FCL là viết tắt của từ gì?

FCL viết tắt của chữ của Full container load hay còn có nghĩa là vận chuyển nguyên container. Thuật ngữ này được sử dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vận tải đường biển. Nó cũng được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đại dương của hàng hoá mà một nước xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng.

Người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng.

FCL là gì
FCL là gì

LCL là gì?

LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Đây là là nghiệp vụ vận chuyển hàng lẻ khi người gửi hàng có 1 kiện hàng nhỏ để tiết kiệm chi phí thì đóng chung 1 container sẽ tiết kiệm nhất cho chủ hàng. Hình thức này giúp cho chúng ta hiểu được rằng hàng LCL chính là hàng lẻ,  chính vì thế mà LCL Shipments là lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau cùng để hàng chung trong một container hàng hóa.

Sự khác biệt giữa 2 hình thức này

Nghiệp vụ làm hàng FCL

  • Book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đóng hàng.
  • Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn.
  • Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển, kể cả việc chất xếp, chèn lót hàng trong container.
  • Ðánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở.
  • Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.
  • Vận chuyển và giao container cho người chuyên chở tại bãi container (CY), đồng thời nhận vận đơn do người chuyên chở cấp.
  • Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng hạ tại cảng;
  • Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có.

Trách nhiệm của bên chở hàng FCL

  • Phát hành vận đơn cho người gửi hàng.
  • Quản lý, chăm sóc, gửi hàng hóa chất xếp trong container từ khi nhận container tại bãi container cảng gửi cho đến khi giao hàng cho người nhận tại bãi container cảng đích.
  • Bốc container lên tàu và sắp xếp container an toàn trước khi tàu nhổ neo.
  • Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.
  • Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY).
  • Chịu mọi chi phí về thao tác nói trên.

Trách nhiệm của người nhận hàng FCL

Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.

  • Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.
  • Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cước container.

Nghiệp vụ làm hàng LCL

Với người gửi hàng LCL

  • Đóng và chở hàng đến kho của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan để thông quan.
  • Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn.
  • Xác nhận draft bill và nhận vận đơn.

Với người gom hàng LCL

  • Người gom hàng (consolidator) là người chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng suốt quá trình chuyên chở.
  • Cấp vận đơn cho khách hàng và khai manifest lên hệ thống.
  • Thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để gửi hàng cho khách.

Với người chở hàng thực LCL

Trách nhiệm của người chở hàng thực tương tự như FCL.

Trên thực tế, người chở hàng thực LCL chính là các hãng tàu vì người gom hàng đứng ra gom hàng nhưng họ vẫn thuê lại container của hãng tàu và làm hợp đồng vận chuyển với hãng tàu bởi bản chất consolidator không có tàu. Từ những năm 2000, các hãng tàu nắm quyền thị trường vận tải, vì vậy các dịch vụ giao nhận hàng hóa đều phụ thuộc vào các hãng tàu, cho đến ngày nay khi thị trường vận tải ngày càng phát triển thì các hãng tàu không còn độc quyền như xưa nữa.

Với người nhận hàng

Người nhận hàng LCL có một chút khác biệt với người nhận hàng FCL:

Người nhận hàng LCL khi nhận được thông báo hàng sẽ đến kho của người gom hàng để thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý, sau đó đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh và làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng. Khác với hàng FCL, người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cước container, vì bản chất người nhận hàng không mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges.

Sự khác biệt giữa 2 hình thức này
Sự khác biệt giữa 2 hình thức này

Vận chuyển FCL LCL là hai hình thức vận tải biển đang phổ biến nhất hiện nay. Gửi bằng đường hàng không rất tốn kém nên các hình thức này được ra đời để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp lô hàng trọng lượng nhỏ, nếu không ghép với các lô hàng khác thì việc sử dụng nguyên một container để vận chuyển sẽ gây ra sự lãng phí dư thừa không cần thiết.

Xem thêm:

Các loại công ty vận tải phổ biến trên thị trường 2020

3 Cách Bọc Xe Máy Để Vận Chuyển Xe Đi Xa Chống Trầy Xước

Định nghĩa shipper là gì? Thu nhập của nghề Shipper

 

Thông Tin Vận Liên Hệ Công Ty Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam PT Transport

Địa chỉ kho Hà Nội: Cột H13 Cầu Thanh Trì Quận Hoàn Mai Hà Nội

Địa chỉ kho HCM: 57/7 QL1A ấp Nam Lân xã Bà Điểm Hóc Môn TPHCM

Hotline Miền Bắc: 0845 167 686 – 0944 861 788

Hotline Miền Nam: 0918 063 578 – 0915 410 278 – 0917 932 788