Xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch là gì?

Mục Lục:

Xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch là cụm từ chúng ta thường nghe nhắc đến trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhưng ít ai hiểu hết ý nghĩa của cụm tự này. Trong kinh doanh vận tải, nhiều người không hiểu hoặc hiểu sai về khái niệm xuất nhập khẩu tiểu ngạch và xuất nhập khẩu chính ngạch. Vậy nên, qua bài viết này công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam PT Transport sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch để làm sao phân biệt hai khái niệm này một cách dễ hiểu nhất. Cùng tìm hiểu nhé!

Xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch là gì?
Xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch là gì?

Chính ngạch là gì

Chính ngạch là một hình thức buôn bán mang tính quốc tế cao, dành cho tất cả mọi người. Đây là hình thức trao đổi giao thương hàng hóa giữa hai nước  có đường biên giới cạnh nhau thông qua cửa khẩu.

Xuất khẩu chính ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng qua biên giới thông qua các cửa khẩu. Số lượng hàng hóa khẩu thường là số lượng lớn.

Hình thức xuất khẩu chính ngạch thường được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc tế với hợp đồng mua bán lớn. Hình thức xuất nhập khẩu chính ngạch yêu cầu phải có hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và thông lệ quốc tế. Hàng hóa khi sử dụng phương pháp xuất nhập khẩu chính ngạch phải được kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,… bởi các cơ quan chức năng chuyên ngành và phải hoàn thành mọi thủ tục cũng như phải đóng thuế đầy đủ trước khi thông quan.

Yêu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu chính ngạch

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo trải quá trình kiểm duyệt kĩ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…
  • Hàng xuất khẩu chính ngạch phải hoàn thành mọi thủ tục theo quy định, đóng thuế đầy đủ,… trước khi thông quan.
  • Buôn bán chính ngạch là quá trình các công ty, các doanh nghiệp của nước ta ký những những hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài theo Hiệp định đã được ký kết (hoặc cam kết) giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với các Khu vực, Tổ chức, Hiệp hội kinh tế trên thế giới theo thông lệ quốc tế. Ví dụ như Việt Nam có đường biên giới giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia…thường trao đổi chính ngạch với các nước này theo hình thức: như Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào,  Việt Nam – Trung Quốc

Tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch là hình thức vận chuyển hàng hoá giữa các nước giáp biên giới với nhau không đi qua cửa khẩu. 

Buôn bán tiểu ngạch hay còn gọi cái tên khách là mậu dịch tiểu ngạch (thương mại tiểu ngạch) là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới. Các mặt hàng thường buôn bán qua đường tiểu ngạch gồm: nông sản, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc,…

Xem thêm:

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một trong những hình thức trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa người dân sinh sống ở gần biên giới giữa hai nước có đường biên giới liền kề nhau. Những người dân nước ta sống ở các vùng cửa khẩu ở một số tỉnh giáp biên với các nước láng giềng như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai…có hình thứ trao đổi buôn bán với người dân bên nước láng giếng.

Hình thức di chuyển khi xuất khẩu tiểu ngạch thông dụng: Xe tải.

Các mặt hàng thường buôn bán qua đường tiểu ngạch gồm các loại hàng như: Mặt hàng nông sản, các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc,… quản trị nguồn nhân lực. Khi tham gia vào hình thức kinh doanh này, các cá nhân vẫn phải đóng thế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn… bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan hàng hóa.

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Đặc điểm của xuất khẩu tiểu ngạch

  • Xuất khẩu tiểu ngạch đang ngày một được ưa chuộng bởi thủ tục nhanh, đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp.
  • Các mặt hàng thường buôn bán qua đường tiểu ngạch bao gồm: Các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc, các mặt hàng máy móc, thiết bị, hàng công trình,…
  • Đối với các giao dịch xuất khẩu tiểu ngạch: Kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch phải được đóng thế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn… giống như hàng hóa xuất khẩu chính ngạch trước khi thông quan.
  • Hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường không được ổn định, giá trị nhỏ, chủ yếu mang tính thời kì, thời vụ cao,.…

Phân biệt xuất nhập khẩu khẩu chính ngạch tiểu ngạch

Xuất nhập khẩu chính ngạch- tiểu ngạch đều là các hình thức xuất nhập khẩu phổ biến nhất được nhà nước ta công nhận là hoạt động buôn bán hợp pháp tại biên giới; Các hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch, xuất nhập khẩu chính ngạch là hai hình thức xuất nhập khẩu phổ biến nhất được nhà nước ta thừa nhận là các hoạt động buôn bán hợp pháp tại biên giới. Mặc dù xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch đều được nhà nước ta hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển nhưng mỗi hình thức đều có những mặt lợi và hại riêng:

Ưu điểm của xuất nhập tiêu ngạch so với chính ngạch

  • Đối với nhiều doanh nghiệp buôn bán, xuất nhập khẩu tiểu ngạch luôn là hình thức được lựa chọn hàng đầu vì thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủ tục dễ dàng, chỉ cần một tờ khai tiểu ngạch, chịu phí biên mậu là có thể xuất được hàng, không cần hóa đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng ngoại thương như qua đường chính ngạch. Nhưng, xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường không có tính ổn định, giá trị mỗi giao dịch nhỏ…
  • Xuất nhập khẩu tiểu ngạch có ưu điểm hơn so với chính ngạch về: Mức thuế xuất và thủ tục trao đổi giao nhận hàng hóa (nhanh gọn hơn). Nhiều doanh nghiệp còn lợi dụng phương thức xuất khẩu tiểu ngạch để lách luật và trốn thuế. Nhưng đối với những ai chọn hình thức xuất  tiểu ngạch thì phải chấp nhận  những nhược điểm sau:

Nhược điểm của xuất nhập tiêu ngạch so với chính ngạch

Xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch mỗi hình thức vận chuyển đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là nhược điểm khi mà khách hàng chọn hình thức xuất khẩu tiểu ngạch và lý do khách hàng nên lựa chọn xuất khẩu chính ngạch:

  • Thứ 1: Chọn hình thức xuất khẩu tiểu ngạch sự không đảm bao sự an toàn cho các doanh nghiệp khi các doanh nghiệp có ý định thực hiện các thương vụ mua bán lớn, mang tính toàn cầu. Nếu doanh nghiệp chọn hình thức tiểu ngạch trong tình huống này thì tính  rủi ro của hàng hóa cao hơn nhiều so với xuất khẩu chính ngạch.
  • Thứ 2:  Xuất khẩu chính ngạch thường thì tính ổn định sẽ cao hơn nhiều so với xuất tiểu ngạch.
  • Thứ 3: Khi sử dụng xuất khẩu tiểu ngạch thì giá trị hàng hóa thấp, các giao dịch thường là giao dịch nhỏ ,quy mô bé,…
Phân biệt xuất nhập khẩu tiểu ngạch và xuất nhập khẩu chính ngạch
Phân biệt xuất nhập khẩu tiểu ngạch và xuất nhập khẩu chính ngạch

Xuất nhập khẩu chính ngạch so với xuất khẩu tiểu ngạch có độ an toàn cao hơn rất nhiều. Bởi các hợp đồng mua bán trong xuất khẩu chính ngạch luôn phải đảm bảo tính đầy đủ, rõ ràng. Trách nhiệm ràng buộc giữa người mua và người bán được nêu rõ trong các hợp đồng. Bởi vậy, hình thức này thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán quốc tế mang tầm vĩ mô.

Bài viết trên đây là những phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về xuất nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch cũng như cách phân biệt xuất khẩu tiểu ngạch và xuất khẩu chính ngạch. Bạn còn bất  cứ thắc nào cần giải đáp hoặc vấn đề nào muốn chúng tôi giải đáp trong vận tải có thể liên hệ ngay theo sđt của tôi 0845.167.686( Tuyết) để được tư vấn nhé!

Thông Tin Vận Liên Hệ Công Ty Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam PT Transport

Địa chỉ kho Hà Nội: Cột H13 Cầu Thanh Trì Quận Hoàn Mai Hà Nội

Địa chỉ kho HCM: 57/7 QL1A ấp Nam Lân xã Bà Điểm Hóc Môn TPHCM

Hotline Miền Bắc: 0845 167 686 – 0944 861 788

Hotline Miền Nam: 0918 063 578 – 0915 410 278 – 0917 932 788