Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển 15 Bước Từ A-Z

Mục Lục:

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển đang trở nên thiết yếu trong xuất nhập khẩu Việt Nam. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, vận tải đường biển chiếm đến 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam dù có rất nhiều cách khác nhau để tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa. Vậy làm thế nào để thực hiện một quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển tối ưu nhất? Mời các bạn cùng PT Transport theo dõi qua bài viết dưới đây.

Nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển là gì?

Nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển là hình thức nhập khẩu hàng hóa thông qua phương tiện và cơ sở hạ tầng đường biển.

Phương tiện vận chuyển chính được sử dụng là các tàu thuyền. Cũng các phương tiện chuyên dụng dùng để xếp hàng, tháo dỡ hàng như xe cẩu, xe nâng, rơ moóc,…

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng biển trung chuyển, các kênh đào, kho bãi lưu trữ hàng hóa,…

Quy trình nhập khẩu hàng hóa
Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển 15 bước từ A-Z

Việc áp dụng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển gần như không thể thiếu.

Phân loại quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Khi thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Những bước thực hiện có thể khác nhau ít nhiều tùy theo hợp đồng được ký kết. Dưới là 3 điều kiện nhập khẩu phổ biến trong Incoterms:

Nhập khẩu theo điều kiện ExWork

Nhiệm vụ của người bán kết thúc khi hàng hóa sản xuất xong có mặt tại kho. Nhiệm vụ của nhà nhập khẩu là phải tiếp nhận hàng tại kho của người bán (ở nước ngoài).

Sau đó thu xếp làm thủ tục để chuyển đến cảng xếp (ở nước ngoài). Và thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển về cảng dỡ (ở Việt Nam).

Nhập khẩu theo điều kiện FOB

Người bán sẽ hoàn thành việc giao hàng cho bạn tại cảng xếp hàng (ở nước ngoài).

Bên nhập khẩu sẽ thực hiện quy trình nhập khẩu hàng hóa để chuyển hàng về cảng dỡ (ở Việt Nam) rồi tiếp tục chuyển hàng về kho.

Nhập khẩu theo điều kiện CNF / CIF

Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container sử dụng điều kiện CNF / CIF là đơn giản nhất. Trách nhiệm của người bán là giao đến tận cảng dỡ lớn(ở Việt Nam).

Sau khi hàng đã về một trong những cảng này, bạn chỉ cần thông quan rồi chuyển hàng về kho.

Quy trình chi tiết trong 15 bước

Dưới đây là 15 bước chi tiết trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển mà bạn cần nắm rõ:

Bước 1: Ký hợp đồng nhập khẩu

Ký hợp đồng nhập khẩu là bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Các điều khoản về hàng hóa, quyền lợi và trách nhiệm của 2 bên cần được làm rõ.

Ký kết hợp đồng nhập khẩu là bước quan trọng nhất trong quy trình xuất nhập khẩu.

Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu

Trước khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, bạn có thể phải xin giấy phép nhập khẩu. 

Những mặt hàng thông thường có sự cho phép của Nhà Nước sẽ được miễn giấy phép. Những mặt hàng thuộc diện bị hạn chế hoặc yêu cầu bắt buộc xin giấy phép để quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển có thể diễn ra. 

Bước 3: Đặt lịch booking tàu

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
Đặt tàu vận chuyển hàng hóa

Việc tiếp theo khi tiến hành quy trình nhập khẩu hàng hóa là lựa chọn hãng tàu và book lịch tàu chạy.

Để booking tàu trong quy trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, bạn cần cung cấp cho hãng tàu các thông tin như:

  • Cảng đi hay cảng xếp (port of loading).
  • Cảng chuyển tải.
  • Cảng đến hay cảng dỡ (port of discharge).
  • Tên hàng, thông tin hàng.
  • Thời gian tàu bắt đầu chạy (ETD).
  • Thời gian đóng hàng.
  • Các yêu cầu khác: như loại container, kích cỡ, nhiệt độ container, độ thông gió, chống cháy nổ,…

Bước 4: Kiểm tra và xác nhận booking

Trong bước này, bạn cần kiểm tra đầy đủ các thông tin như:

  • Cảng xếp, cảng dỡ.
  • Nhiệt độ và độ thông gió.
  • Loại container, kích cỡ.

Bước 5: Kiểm tra quá trình đóng hàng và thông tin từ bên bán

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa
Kiểm tra quá trình đóng hàng và thông tin từ bên bán

Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, bên bán hàng và đại lý công ty vận chuyển sẽ thực hiện quá trình đóng hàng.

Cần kiểm tra các thông tin về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container như:

  • Ảnh chụp container rỗng.
  • Bảng nhiệt độ.

Bước 6: Xác nhận chứng từ liên quan

Đây là bước vô cùng quan trọng trong sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hóa.

Bạn cần yêu cầu bên bán hoàn thành các chứng từ này trước khi lô hàng cập cảng Việt Nam và cần phải kiểm tra kỹ.

Bước 7: Nhận thông báo khi hàng đến

Khi gần đến giai đoạn hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông báo hàng cập cảng trước 1 ngày từ hãng tàu để chuẩn bị.

Sau khi nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice), bạn cần lấy lệnh giao hàng (D/O) để tiếp tục quy trình nhập khẩu 1 lô hàng:

  • Giấy giới thiệu.
  • Bill bản gốc.
  • Giấy ủy quyền (nếu cần thiết).

Bước 8: Đăng ký các thủ tục chứng nhận liên quan

Để quy trình nhập khẩu hàng hóa được diễn ra thuận lợi, bạn cần đăng ký các chứng nhận liên quan.

Nếu thiếu sót những chứng nhận này, hàng hóa của bạn có thể không được thông quan. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.

Bước 9: Khai báo hải quan nhập khẩu hàng hóa

Bộ chứng từ nhập khẩu
Khai báo với hải quan thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Khai báo hải quan là bước tiên quyết trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.

Để hoàn thành thủ tục quy trình nhập khẩu hàng hóa, bạn cần phải có các giấy tờ sau:

  • Hợp đồng.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có.
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
  • Phiếu đóng gói.
  • Vận đơn.
  • Các chứng từ khác.

Hiện nay, bạn đã có thể khai báo hải quan thông qua hệ thống hải quan điện tử. 

Bước 10: Mở và thông quan tờ khai

Quy trình nhập khẩu hàng hóa đường biển tiếp tục với công đoạn thông quan tờ khai hàng hóa với các thủ tục khai báo:

  • Tờ khai luồng xanh.
  • Tờ khai luồng vàng.
  • Tờ khai luồng đỏ.

Sau khi đã có tờ khai, bạn cần tiếp tục quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container bằng việc mở tờ khai qua các thủ tục:

  • Giấy giới thiệu.
  • Tờ khai phân luồng.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Phiếu đóng hàng.
  • Vận đơn.
  • Các giấy tờ khác.

Bước 11: Thanh lý tờ khai

Sau khi đã nộp thuế và tờ khai được thông quan, bạn sẽ được in mã vạch và có thể tiến hành nhận hàng.

Bạn cần nộp 2 bộ mã vạch và tờ khai đã thông quan cho bên hải quan. Hải quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho bạn 1 bộ, còn hải quan giữ 1 bộ.

Bước 12: Chuẩn bị chuyển hàng về kho

Nếu bạn đã làm việc với bên vận chuyển hàng hóa để đảm nhận công đoạn này thì nên có biên bản giao hàng để thuận lợi cho việc hoàn tất.

Nếu bạn muốn tự chủ phương tiện và tự sắp xếp nhận hàng, cần liên hệ với công ty vận chuyển để lấy các chứng từ cần thiết và có thể vào cảng lấy hàng.

Bước 13: Điều phối vận chuyển hàng hóa

Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu nguyên container
Điều phối xe vận chuyển hàng hóa về kho

Để lấy hàng, bạn cần mang theo D/O đến phòng thương vụ của cảng để đóng phí.

Sau đó, bạn chuyển giao cho tài xế các chứng từ như phiếu EIR, D/O,… để tài xế trình hải quan và cho xe rời khỏi cảng chở hàng về kho hoàn thiện quy trình nhập hàng.

Bước 14: Rút hàng, trả container rỗng

Sau khi xe đã chở hàng về kho, bạn cần kiểm tra các giấy tờ liên quan. Tài xế sẽ mang trả container về cảng để hoàn tất quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

Bước 15: Lưu trữ hồ sơ và chứng từ liên quan

Bộ hồ sơ lưu trữ nên bao gồm:

  • Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai báo bổ sung.
  • Hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
  • Hồ sơ xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền nộp thừa,…
  • Các chứng từ thủ tục vận tải, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật,…
  • Các sổ sách, chứng từ kế toán.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Với những thông tin được cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho quý có thực hiện được quy trình nhập khẩu hàng hóa của bạn diễn ra thuận lợi.


Xem thêm các bài viết khác:

Thông Tin Vận Liên Hệ Công Ty Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam PT Transport

Địa chỉ kho Hà Nội: Cột H13 Cầu Thanh Trì Quận Hoàn Mai Hà Nội

Địa chỉ kho HCM: 57/7 QL1A ấp Nam Lân xã Bà Điểm Hóc Môn TPHCM

Hotline Miền Bắc: 0845 167 686 – 0944 861 788

Hotline Miền Nam: 0918 063 578 – 0915 410 278 – 0917 932 788